0
No products in the cart.

Chào mừng quý khách hàng đến với website MeiBao !

Nên nhượng quyền hay nên tập trung xây dựng thương hiệu

Nhượng quyền hay nên tập trung xây dựng thương hiệu. Đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn và ít rủi ro nhất?

Nhượng quyền kinh doanh cửa hàng hay tự mở là một trong những băn khoăn lớn với những ai đang muốn khởi nghiệp kinh doanh. Để bắt đầu khởi nghiệp trước tiên cần hiểu biết về hình thức kinh doanh. Mỗi hình thức kinh doanh đều có những ưu, nhược điểm riêng không phải ai cũng hiểu. Vậy nên nhượng quyền hay nên tập trung xây dựng thương hiệu. Đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn và ít rủi ro nhất? Theo chia sẻ của WebstaurantStore có đến 4 yếu tố cốt lõi mà chủ cửa hàng thực phẩm cần tính toán trước khi đưa ra quyết định. Đó là tự mở hay kinh doanh nhượng quyền. 

Ưu và nhược điểm của việc nhượng quyền thương hiệu

Cùng so sánh về ưu, nhược điểm để xem hình thức nào phù hợp với doanh nghiệp mình nhé. 

uu-va-nhuoc-diem-cua-viec-nhuong-quyen-thuong-hieu.png
Ưu và nhược điểm của việc nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm

  • Không phải chịu trách nhiệm trong việc phát triển thương hiệu và tiếp thị
  • Được đơn vị nhượng quyền tư vấn và hướng dẫn về địa điểm cách trang trí và xây dựng menu thu hút.
  • Được tư vấn tài chính bởi đơn vị nhượng quyền
  • Sử dụng nguồn tài chính sẵn có để đầu tư vào mô hình đã được kiểm nghiệm về thành công trước đó.
  • Được tiếp thu vốn kinh nghiệm hoạt động từ đơn vị nhượng quyền, ví dụ như nhu cầu khách hàng. 
  • Có thể học hỏi được bí quyết kinh doanh từ “ông lớn” trong ngành để khởi nghiệp suôn sẻ hơn. 

Nhược điểm

  • Bị buộc phải tuân theo thủ tục và quy trình sẵn có.
  • Không được phát triển thương hiệu theo hướng riêng ngay từ ban đầu.
  • Có rủi ro phải chịu khủng hoảng về truyền thông từ phía công chúng.
  • Phải tuân theo menu có sẵn, và làm theo hình thức trang trí có sẵn. 
  • Phải đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản, có dòng tiền để vận hành trong thời gian đầu.
  • Phải chấp nhận các chi phí cố định và chi phí bản quyền ban đầu. 
  • Bị hạn chế áp dụng kinh nghiệm kinh doanh của bản thân để đưa vào vận hành. 

Trách nhiệm của người tự xây dựng thương hiệu

Thay vì nhận nhượng quyền những bạn muốn tham gia khởi nghiệp tự xây dựng thương hiệu kinh doanh nên biết những trách nhiệm mà mình phải đảm nhiệm sau đây: 

trach-nhiem-cua-nguoi-tu-xay-dung-thuong-hieu.png
Trách nhiệm của người tự xây dựng thương hiệu

Trách nhiệm ban đầu

Cho dù là một quán nhỏ hay một nhà hàng lớn. Chủ cửa hàng phải có khả năng phải chấp nhận thất bại nếu không xác định rõ được trách nhiệm của mình. 

Xu hướng nhượng quyền ngày càng phổ biến trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Những người muốn dấn thân vào lĩnh vực này đều mong muốn có thể mau chóng thành công dựa trên thương hiệu đã có tiếng trên thị trường.

Mua lại thương hiệu, bạn sẽ được thừa hưởng hết tất cả tinh hoa từ bí quyết hoạt động, bộ nhận diện thương hiệu, tên thương hiệu,…Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh dựa trên thành công được kiểm chứng của thương hiệu nhượng quyền. 

Quyền sáng tạo

Khi kinh doanh mảng ăn uống, các chủ cửa hàng cần xác định rõ: muốn tự sáng tạo theo phong cách riêng, hay đi theo khuôn mẫu được kiểm nghiệm trước đó. Thông thường tự xây dựng thương hiệu bạn có thể tự do trong việc phát triển ý tưởng cho riêng mình. Nhưng cũng không có nghĩa, tự mở một thương hiệu riêng là ý tưởng sáng suốt hơn nhượng quyền thương hiệu.

Chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh là khoản chi phí gồm chi phí ban đầu và chi phí vận hành sau này. Việc sở hữu một nhà hàng của riêng cho phép chủ nhà hàng tự điều khiển các khoản chi cho hợp lý với tài chính cá nhân. Nhiều người lựa chọn kinh doanh nhượng quyền do chi phí vận hành ổn định. Nhưng việc mở quán riêng lại tiết kiệm chi phí ban đầu nhiều hơn.

chi-phi-kinh-doanh.png
Chi phí kinh doanh

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống không phải là điều dễ học hỏi qua những trang sách. Nó là cả một quá trình lăn xả đủ lâu để chủ nhà hàng có thể chiêm nghiệm và học hỏi. Vì vậy, nếu nói về vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực cửa hàng thực phẩm, nhượng quyền thương hiệu sẽ có ưu thế hơn. 

Nhưng nếu bạn đã có đủ kinh nghiệm kinh doanh từ trước đó, bạn có thể mạnh dạn tự mở thương hiệu của riêng mình.

Kết luận

Tóm lại kinh doanh nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu rất khó để khẳng định đâu là hình thức kinh doanh thành công hơn. Khi quyết định tham gia vào ngành bạn cần cân nhắc đến 4 yếu tố quan trọng. Là trách nhiệm ban đầu, quyền sáng tạo, chi phí kinh doanh và kinh nghiệm. Tùy vào mục tiêu mà chủ nhà hàng có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Hãy đưa lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất để thẳng tiến đến thành công nhé!