0
No products in the cart.

Chào mừng quý khách hàng đến với website MeiBao !

Tư duy kinh doanh kiểu mới với chiến lược “Đứng trên vai người khổng lồ”

"Đứng trên vai người khổng lồ” được xem là phương pháp tận dụng những thành công của người khác để đạt được thành tựu của riêng mình.

"Đứng trên vai người khổng lồ” được xem là phương pháp tận dụng những thành công của người khác để đạt được thành tựu của riêng mình. Đây là một chiến lược hiệu quả trong marketing và kinh doanh. Tuy vậy đây không phải là một chiến lược  dễ dàng áp dụng để thành công.

Giai đoạn bình thường mới với nhóm tiêu dùng mới

Có đến ba sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trong giai đoạn bình thường mới. Sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm chủ yếu, thói quen dự trữ và lo lắng giảm dần. Nhưng mối quan tâm về vấn đề vệ sinh vẫn còn tồn tại. Người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn về việc chi tiêu. Có rất nhiều người cho rằng sự chuẩn bị tài chính là điều cần thiết cho nên hành vi tiêu dùng thông minh ngày càng được đề cao. Và chắc chắn là xu hướng mua hàng trực tuyến sẽ tiếp tục được ưa chuộng. Giai đoạn bình thường mới góp phần tái định vị thói quen mua hàng của người dùng. Doanh thu trên các nền tảng trực tuyến tăng gấp cao. Ngoài ra, sau giai đoạn bình thường mới xuất hiện thêm hai nhóm tiêu dùng mới. Đó là nhóm "mua sắm để báo thù" - Đây là nhóm cảm thấy bị kìm nén trong giai đoạn giãn cách. Và họ mong muốn bùng nổ chi tiêu để thỏa mãn cảm xúc. Nhóm "mua sắm trong chánh niệm" là nhóm đã hình thành thói quen mua sắm có trách nhiệm.

Các hành vi mua sắm của người tiêu dùng cuối cùng cũng thay đổi. Họ mua sắm cho các mặt hàng sức khỏe, giáo dục trên các nền tảng online. Kể cả ở vùng quê xa xôi cũng đi theo xu hướng này. Khi dịch bệnh đi qua, thói quen này vẫn không mất đi. Do đó các doanh nghiệp cần phải thích ứng và phát triển đa kênh.

Thương mại điện tử vẫn là xu thế trong làn sóng chuyển đổi

Báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho thấy, quy mô TMĐT tiếp tục mức tăng trưởng 29% từ nay đến 2025. Doanh thu của TMĐT Việt Nam dự đoán tăng gấp 4,5 lần vào 2026, cao nhất Đông Nam Á. TMĐT làm tăng trải nghiệm và tối ưu hoá lợi ích cho  khách hàng. Ngoài ra còn tăng tốc giao hàng và tối ưu hoá chi phí vận hành.

Ngoài việc tập trung vào lớp khách hàng mới với hệ thống logistic và công nghệ. Các sàn TMĐT giúp các doanh nghiệp, thương hiệu và người bán hàng có thể tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp bán hàng trên website như trước đây, giờ cũng đã chuyển dịch lên TMĐT. 

thuong-mai-dien-tu-van-la-xu-the-trong-lan-song-chuyen-doi.png
Thương mại điện tử vẫn là xu thế trong làn sóng chuyển đổi

Thực tế cho thấy TMĐT trở thành vị cứu tinh trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi. Phần lớn các sàn đều công bố mức tăng trưởng cao từ 150%-200%. Lượng người dùng mới của TMĐT trong tương lai sẽ là người dùng tích cực. Các dịp như 11/11, 12/12, các ngày lễ lớn sẽ là dấu hiệu tăng trưởng tích cực của thị trường.

Mô hình D2C và KOC là xu thế mới

Trước dịch các doanh nghiệp kinh doanh qua các kênh phân phối hay các cửa hàng là chủ yếu. Tuy nhiên dịch Covid-19 đã làm các kênh mất giá trị cùng với đó mô hình D2C - Direct to Customer lên ngôi. Có thể thấy sự lớn mạnh của mô hình D2C thông qua việc hãng hàng không, công ty tài chính thông qua đại lý để mang sản phẩm trực tiếp đến người dùng. Các tập đoàn lớn cũng đã giảm tần suất quảng cáo trên TV. Thay vào đó là tiến hành quảng bá trên các kênh online.

mo-hinh-d2c-1.png
Mô hình D2C

D2C giúp các nhãn hàng quản lý được hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Giúp tiết kiệm nhiều chi phí trung gian và tăng lợi nhuận tối đa. Mô hình này hỗ trợ cho doanh nghiệp có dữ liệu người dùng. Từ đó có thể tận dụng dữ liệu để tạo ra lợi thế mạnh mẽ trong tương lai.

Bên cạnh D2C, 2020-2021 là sự thay đổi triệt để của KOC (Key Opinion Customer ) thay thế cho KOLs. KOC là người có khả năng định hướng người dùng mua hàng. Họ có thể là những bạn trẻ cá tính, biết livestream, review sản phẩm, sản xuất các video trên TikTok. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề quảng bá thương hiệu và tăng trưởng doanh số với chi phí thấp. 


 

Chiến lược “Đứng trên vai người khổng lồ”

Sau đại dịch, hàng loạt startup và các doanh nghiệp nhỏ rơi vào tình cảnh khốn đốn. Để nhanh chóng hồi phục và tăng trưởng cần sự trợ giúp của nhà nước và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Các doanh nghiệp cần sự đồng hành của "người khổng lồ". Chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” là một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tăng trưởng trở lại.

Người dùng muốn được tiếp cận một cách sáng tạo hơn, thú vị hơn với nhiều điểm chạm như TikTok, Instagram Real, Short video… Doanh nghiệp buộc phải xây dựng được một hệ thống kênh có thể xuất hiện trên mọi điểm chạm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có các website, app… để tăng chuyển đổi. Một thách thức lớn cho các doanh nghiệp đó là lượng người dùng mới sau Covid-19 sụt giảm đáng kể. Doanh nghiệp phải giữ chân người dùng cũ với hệ thống lưu trữ dữ liệu khách hàng.

chien-luoc-dung-tren-vai-nguoi-khong-lo.png
Chiến lược “Đứng trên vai người khổng lồ”

Cơ hội to lớn của các doanh nghiệp khi "đứng trên vai người khổng lồ", thay vì cuộc chơi cá nhân, hiện tại là cuộc chơi đồng đội. Cạnh tranh với nhau bằng những hệ sinh thái. Các doanh nghiệp phải chiến đấu trong một thời gian dài và quyết định muốn đi cùng ai và ai có thể giúp mình. Doanh nghiệp nên tận dụng, kết nối với các hệ sinh thái có sẵn để mạnh hơn.